Mô hình Inverted Hammer búa ngược – Tôi có một anh bạn rất thích giao dịch Forex bằng việc sử dụng các mô hình nến và anh ta coi những mô hình này như là “chén thánh” trong các giao dịch của mình.
Nhưng liệu nó có đúng là “chén thánh” không? Không đâu! Bởi vì tôi đã chứng kiến thị trường đảo chiều ngược lại với thứ anh ta dự đoán, và thế là anh ta đã mất một khoản kha khá đấy!
Nhưng dù sao thì các mô hình nến này cũng xuất hiện rất nhiều trong các biểu đồ giá và nó được coi là một tín hiệu cho hướng đi tiếp theo của thị trường. Hãy nhớ là, hãy chỉ coi nó là một “tín hiệu” thôi nhé, nếu không thì bạn sẽ rơi vào hoàn cảnh giống như anh bạn của tôi đó.
Do vậy, trong bài viết ngày hôm nay, tôi sẽ chia sẻ cho bạn về một mô hình nến khá nổi tiếng và xuất hiện tương đối nhiều trong biểu đồ giá đó chính là mô hình búa ngược Inverted Hammer.
Đây là một dạng nến đơn xảy ra tại đáy một xu hướng giá giảm và dự báo thị trường sắp đảo chiều tăng giá.
Cùng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé! Bắt đầu nhé!
1. Mô hình Inverted Hammer là gì?
Mô hình nến Inverted Hammer búa ngược xảy ra chủ yếu tại đáy của xu hướng giảm giá và là 1 cảnh báo có khả năng đảo chiều tăng giá.
đổi hướng đi của đường giá trong tương lai và mang tính chất như là một tín hiệu mua vào.
Nói như vậy, tôi nghĩ bạn vẫn chưa hình dung ra nó như thế nào đâu! Nào, hãy nhìn hình ảnh bên dưới nhé, bạn sẽ hiểu ngay thôi!
1.1 Cách nhận dạng mô hình nến Inverted Hammer
Để ý vào ảnh trên, bạn đã hình dung ra những đặc điểm của loại nến này chưa?
Tôi nghĩ nó rất dễ nhận dạng đấy!
Đặc điểm mà tôi muốn nói với bạn để có thể gọi là một nến Inverted Hammer:
Nhiều trader khi tìm hiểu về nến Nhật thường hay bị nhầm lẫn giữa nến Inverted Hammer và nến Shooting Star (Bắn Sao) vì hình dạng của chúng tương tự nhau.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, nến Shooting Star là một nến giảm (nến đỏ) xuất hiện ở đỉnh xu hướng tăng và cho tín hiệu đảo chiều giá giảm.
trong khi Inverted Hammer xuất hiện ở đáy xu hướng giảm và cho tín hiệu đảo chiều giá tăng.
Bạn hiểu ý tôi chứ?
Bạn cũng nên nhớ một điều là bạn không nên sử dụng mô hình này riêng lẻ. Hãy nên kết hợp thêm ít nhất một cây nến.
Sau đó nữa để có thể dự đoán một cách chính xác nhất về xu hướng tiếp theo của thị trường.
1.2 Ví dụ Mô hình nến Inverted Hammer (Búa ngược)
Để tôi cho bạn một ví dụ thực tế nhé!
Ví dụ về mô hình trên biểu đồ ngày của chỉ số USDX:
Sau một chuỗi nến đỏ thân dài, thị trường tiến về vùng hỗ trợ và tạo ra một cây nến Inverted Hammer, theo sau là một nến Doji, cả hai đều mang tín hiệu đảo chiều.
Do vậy, đây sẽ là một tín hiệu mạnh báo hiệu một xu hướng tăng sắp diễn ra.
Nếu biểu đồ giá mới chỉ xuất hiện một mình nến Inverted Hammer thôi, thì hãy bình tĩnh và chờ đợi thêm nhé!
Nó là một tín hiệu chưa chắc chắn đâu, nếu bạn vội vàng vào lệnh thì có thể bạn sẽ giống như anh bạn của tôi đấy!
Hãy nhớ nhé!
2. Ý nghĩa của mô hình nến Inverted Hammer
Trong một xu hướng giảm, giá liên tục bị đẩy xuống thấp. Vì một lý do nào đó, khi bên mua đã có đủ lực mạnh, họ sẽ đẩy giá lên cao trong một thời gian ngắn và dùng toàn lực để đẩy giá lên cao nhất có thể. Dẫn đến bóng nến trên dài.
Mô hình inverted hammer thể hiện thị trường bắt đầu có tín hiệu thăm dò mức giá phía trên và có mong muốn tăng giá trong tương lại. Nhưng: Hãy chờ đợi thêm ít nhất một tín hiệu tăng giá nữa để xác nhận đúng dự đoán của bạn.
3. Chiến thuật giao dịch với mô hình Inverted Hammer
3.1 Kết hợp với vùng hỗ trợ
Theo nhiều nghiên cứu, mô hình này hoạt động tốt hơn khi nó diễn ra tại vùng hỗ trợ. Do đó, nếu bạn không muốn chịu rủi ro cao bạn chỉ nên giao dịch tại những vùng như thế này.
Bạn phải luôn nhớ một điều, hãy bỏ qua những tín hiệu không mạnh. Và kiên nhẫn chờ đợi những mô hình tín hiệu tiếp theo xuất hiện. Bởi vì cơ hội trên thị trường là rất nhiều, chúng chỉ thử thách tính kiên nhẫn của bạn mà thôi.
Hãy nhìn vào ví dụ này nhé! (Minh họa trên cặp GBP/USD)
Khi thị trường đang trong xu hướng giảm (mũi tên đỏ). Tiếp đó tiến về vùng hỗ trợ và xuất hiện nến Inverted Hammer. Bạn có thể vào lệnh như sau:
Như hình vẽ, cặp tiền giảm và có bật lên vài lần trước đó để tạo ra vùng hỗ trợ. Khi nến Inverted Hammer xuất hiện gần vùng này, theo sau là một nến tăng nữa, thị trường đã đảo chiều và tăng mạnh lên trên.
3.2 Kết hợp với ngưỡng thoái lui Fibonacci
Đây là các bước thực hiện nó:
Đây là một ví dụ:
Các ngưỡng Fibonacci được tạo ra bằng cách sử dụng đáy và đỉnh của đợt tăng giá trước đó. Khi thị trường giảm và tiến về khu vực thoái lui 38.2%, một nến Inverted Hammer được tạo ra (trên hình vẽ).
Chúng ta dùng lệnh chờ mua để vào. Nếu giá tăng lên, lệnh sẽ khớp. Nếu giá tiếp tục giảm, lệnh không khớp và bạn sẽ tránh được một giao dịch khiến bạn thua lỗ.
Kết luận
Tóm lại, qua bài viết này, bạn đã học được:
- Mô hình Inverted Hammer là gì?
- Cách nhận dạng mô hình Inverted Hammer
- Ý nghĩa của mô hình Inverted Hammer
- Chiến thuật giao dịch với mô hình Inverted Hammer
Hy vọng bạn đã hiểu rõ về đặc điểm cũng như cách sử dụng mô hình nến Inverted Hammer. Hãy áp dụng nó vào giao dịch của mình để hiểu rõ hơn về những gì tôi chia sẻ nhé! Chúc các bạn thành công.